0
Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm nào.

Émile Hay Là Về Giáo Dục + Lý Thuyết Sư Phạm Phê Phán + 5 Tư Duy Cho Tương Lai

  • Giá bán: 635,000 ₫
-
+
Mua ngay Thêm vào giỏ

Tư vấn mua hàng

  • Nhà xuất bản: Tri Thức
  • Kích thước: 14x22cm
  • Cân nặng: 2000g
  • Tác giả: Nhiều tác giả
  • Số trang:

Bộ 3 quyển: Émile Hay Là Về Giáo Dục + Lý Thuyết Sư Phạm Phê Phán + 5 Tư Duy Cho Tương Lai 

1. Émile Hay Là Về Giáo Dục

“Émile hay là về giáo dục” là tác phẩm quan trọng nhất của Jean-Jacques Rousseau về giáo dục và được xem là một kiệt tác về giáo dục. Những tư tưởng nhân văn cốt lõi nhất của ông về giáo dục trong tác phẩm này có ảnh hưởng sâu rộng đến các nền giáo dục tiến bộ ngày nay trên khắp thế giới.

Do vậy, chúng ta không thể tìm hiểu hay thấu hiểu về nguồn gốc của những tư tưởng giáo dục tiến bộ trong lịch sử nhân loại mà lại bỏ qua kiệt tác này. Vượt qua khoảng cách 260 năm, tưởng như Rousseau là người sống cùng thời với chúng ta, đang chia sẻ những nỗi lo âu và bất bình của những người vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của một nền giáo dục đang phạm nhiều sai lầm từ cơ sở triết lý, cách thiết kế cho đến phương pháp sư phạm với mọi hậu quả đáng sợ cho thầy cô lẫn học trò, phụ huynh lẫn con cái.

Chúng ta hãy lắng nghe ông nói về tầm quan trọng của giáo dục: “Người ta phàn nàn về trạng thái của tuổi thơ, người ta không biết rằng loài người sẽ tiêu vong, nếu như con người không khởi đầu bằng việc là trẻ thơ. Chúng ta sinh ra yếu đuối, chúng ta cần sức mạnh, chúng ta sinh ra chẳng có gì, chúng ta cần sự giúp đỡ, chúng ta sinh ra ngu ngốc, chúng ta cần sự phán đoán. Tất cả những gì chúng ta không có khi ra đời và chúng ta cần đến khi lớn lên, đều được sự giáo dục đem lại cho ta.”

Tuy nhiên, đó không phải là phương pháp giáo dục mang tính áp đặt lên “chủ thể” giáo dục (người học), mà là quá trình phát triển niềm yêu thích và hứng thú trong việc học.

"Thay vì giúp ta tìm ra các chứng minh, người ta đọc cho ta viết các chứng minh ấy, thay vì dạy ta lập luận, ông thầy lập luận hộ ta và chỉ rèn luyện trí nhớ của ta thôi". Trong khi đó, đúng ra "vấn đề không phải là dạy các môn khoa học, mà là đem lại cho người học hứng thú để yêu khoa học và đem lại phương pháp để học những môn đó, khi hứng thú này phát triển hơn lên. Chắc chắn đó là một nguyên lý cơ bản của bất kỳ nền giáo dục tốt nào.”

Émile Hay Là Về Giáo Dục (Émile ou de l'éducation) là sự hoà quyện giữa văn chương và triết lý. Như tiêu đề của nó đã chỉ ra, đó là một chuyên luận về giáo dục, hay đúng hơn là một chuyên luận về "nghệ thuật hình thành con người". Tuy nhiên, cũng có thể coi đó là một tiểu thuyết xã hội - sư phạm với nhân vật hư cấu là cậu bé Émile. Việc giáo dục Émile chỉ nhằm một mục đích: đào tạo một con người tự do, có khả năng tự bảo vệ chống mọi sự gò ép khiên cưỡng; mà muốn đào tạo một con người tự do thì chỉ có một cách duy nhất là đối xử với họ như một sinh thể tự do, tôn trọng tự do của đứa trẻ. Chính ở chỗ này nảy sinh một sai lầm nghiêm trọng trong cách hiểu tác phẩm, tuy rằng Rousseau đã cẩn thận phân biệt rõ việc tôn trọng các nhu cầu tự nhiên của đứa trẻ (và tự do là nhu cầu đầu tiên trong các nhu cầu đó) với việc thỏa mãn các ham muốn, các ý thích thất thường của trẻ.

2. Lý Thuyết Sư Phạm Phê Phán

Lý thuyết sư phạm phê phán là tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới và đã được dịch ra 17 thứ tiếng. Đây không đơn thuần là một cuốn cẩm nang về phương pháp sư phạm, mà còn là một tư tưởng lớn có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong xã hội.

Trong Lý thuyết sư phạm phê phán, Freire gọi kiểu giáo dục truyền thống “thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò chép” là mô hình “giáo dục ngân hàng”, trong đó người học là các tài khoản rỗng mà người thầy sẽ cố gắng ký thác càng nhiều kiến thức càng tốt. Càng được người dạy “nhồi nhét” nhiều kiến thức, người học càng ít phát triển ý thức phê phán, thụ động tiếp nhận vai trò mà người ta áp đặt lên mình, có xu hướng thích nghi với hiện trạng và có cái nhìn rời rạc về thực tế, dẫn tới cái mà Freire gọi là “văn hóa im lặng” (culture of silence).

Ông nhận ra rằng, sự dốt nát và tâm lí lãnh đạm của “văn hóa im lặng” ấy chính là hậu quả của việc thụ động tiếp nhận kiến thức thay vì được khuyến khích và trang bị để nhận biết và phản ứng lại trước hoàn cảnh có vấn đề. Theo phân tích của Freire, người bị áp bức thường không thể nhìn thấy các vấn đề của thời đại của họ và những kẻ áp bức muốn nuôi dưỡng sự thiếu hiểu biết này. Thậm chí, Freire còn cho rằng giáo dục là phương tiện để nhà cầm quyền kiểm soát ngôn ngữ và ý thức của người dân. Ông phản đối luận điểm của nhóm thống trị cho rằng kiến thức dạy ở nhà trường là khách quan và mang tính trung lập.

Phê phán lối “giáo dục ngân hàng”, ông đề xuất giáo dục nêu vấn đề, một phương pháp giáo dục khác dựa trên một mối quan hệ hoàn toàn mới giữa người dạy-người học-xã hội. Để thực hiện đề xuất nói trên, Freire mô tả và phân tích cụ thể những công cụ mà kẻ áp bức sử dụng, gợi ý những cách làm cụ thể giúp người bị áp bức tự giải phóng cho mình và giải phóng cho cả những kẻ áp bức.

3. 5 Tư Duy Cho Tương Lai

Chúng ta sống ở thời đại của những thay đổi to lớn bao gồm tốc độ toàn cầu hóa ngày càng nhanh, số lượng thông tin tăng gấp bội, sự chi phối của khoa học và công nghệ đang lớn dần, các nền văn minh lại xung đột với nhau. Những thay đổi này đòi hỏi phải có cách nhận thức và cách nghĩ mới trong nhà trường, trong kinh doanh, trong tổ chức, cũng như trong nghề nghiệp chuyên môn. Trong 5 tư duy dành cho tương lai, nhà Giáo dục học, nhà Tâm lý học nổi tiếng thế giới Howard Gardner đã xác định rõ những khả năng nhận thức sẽ có vị trí hàng đầu trong những năm sắp tới.

Tư duy nguyên tắc – thông thạo một lĩnh vực chính (bao gồm khoa học, toán học và lịch sử) và ít nhất một công việc chuyên môn.

Tư duy tổng hợp – khả năng hợp nhất các ý kiến từ những chuyên môn và những lĩnh vực khác nhau thành một tổng thể liền lạc và liên kết sự hợp nhất đó với những tổng thể khác.

Tư duy sáng tạo – khả năng khám phá và làm rõ những vấn đề, những câu hỏi và những hiện tượng mới.

Tư duy tôn trọng – Nhận biết và thấu hiểu sự khác biệt giữa con người với nhau.

Tư duy đạo đức – Hoàn thành trách nhiệm là một người lao động và một người công dân.
---------------

 

Xem thêm

Đặt hàng nhanh