0
Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm nào.

Tốc độ của niềm tin + 7 thói quen hiệu quả + Lãnh đạo theo nguyên tắc

  • Giá bán: 540,000 ₫
-
+
Mua ngay Thêm vào giỏ

Tư vấn mua hàng

  • Nhà xuất bản: Tổng Hợp TPHCM
  • Kích thước: 23 x 15 cm
  • Cân nặng: 2500
  • Tác giả: Stephen R Covey
  • Số trang: 1300
  • Loại bìa: Bìa cứng

TỐC ĐỘ CỦA NIỀM TIN - 3 QUYỂN SÁCH LÃNH ĐẠO KINH ĐIỂN


1. TỐC ĐỘ CỦA NIỀM TIN - Stephen M R Covey

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU BẰNG “TỐC ĐỘ CỦA NIỀM TIN”

Bất kỳ doanh nhân nào cũng mong muốn xây dựng được một thương hiệu (nhãn hiệu thương mại) cho doanh nghiệp và cho sản phẩm của mình.

Tuy nhiên, nếu như hiểu rằng “thương hiệu” là “cái hiệu được thương” thì cũng đồng nghĩa với việc xây dựng thương hiệu là một thách thức lớn đối với mọi doanh nghiệp. Bởi lẽ, muốn có cái “hiệu” (nổi tiếng) thì không khó, nhưng để cái “hiệu” đó được “thương” (uy tín) là điều không hề dễ dàng.

Và “Tốc độ của niềm tin” (Speed of Trust) là một trong số những cuốn sách hay nhất về cách thức xây dựng thương hiệu doanh nghiệp mà tôi từng biết.

Cuốn sách này chỉ ra rằng, muốn có thương hiệu uy tín (Trusted Brand) thì cần phải có một tổ chức đáng tin (Trusted Organization); muốn có một tổ chức đáng tin thì cần phải có đội ngũ đáng tin (Trusted Team); muốn có đội ngũ đáng tin thì cần phải có con người đáng tin (Trusted People).

Khi một người muốn được tin cậy bởi người khác (Trusted by Others) thì trước hết người đó phải có “tự trọng / sự đáng tin từ bên trong” (Self-Trust). Nếu tự mình thấy mình không đáng tin thì sẽ không bao giờ có được sự tin cậy của người khác. Ngược lại, khi mình thực sự có “Self-Trust” (có thiện căn và đức tin, có lương tri và phẩm giá ở bên trong con người mình) thì mặc nhiên mình sẽ nhận được sự tin cậy của người khác.

Như vậy, một thương hiệu uy tín (Trusted Brand) sẽ là hệ quả của những con người đáng tin (Trusted People), đội ngũ đáng tin (Trusted Team) và tổ chức đáng tin (Trusted Organization). Nói cách khác, hành trình từ “Tự trọng cá nhân” (Self-Trust) đến “Thương hiệu tổ chức” (Trusted Brand) cũng chính là cách thức xây dựng thương hiệu hay nhất, hiệu quả nhất và bền vững nhất đối với  mọi tổ chức và mọi doanh nghiệp.

Với phương cách độc đáo này, xây dựng thương hiệu không chỉ là công việc của bộ phận Marketing hay công việc của Ban lãnh đạo Công ty như lâu nay, mà đó còn là trách nhiệm thực sự của mỗi thành viên trong toàn tổ chức. Nói cách khác, mỗi nhân viên đều là người xây dựng thương hiệu công ty.

Giá trị lớn nhất của doanh nghiệp không phải là “cái hiệu” mà là “cái hiệu được thương” (thương hiệu); Tài sản lớn nhất của doanh nghiệp không phải là con người, mà là con người đáng tin. Và “đáng tin” không chỉ là “thương hiệu”, là “tài sản”, là “văn hóa” (văn hóa cá nhân, văn hóa tổ chức, văn hóa xã hội...),  mà còn là “doanh thu”, là “chi phí” của doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi có thương hiệu mạnh thì doanh thu sẽ tăng, chi phí sẽ giảm và hệ quả là lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ tăng nhanh và tăng bền vững.

2. 7 THÓI QUEN HIỆU QUẢ - Stephen R Covey

7 Thói Quen Hiệu Quả của tác giả Stephen R. Covey đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ, với 30 triệu bản in và 1 triệu bản audio, trở thành cuốn sách quản trị (quản trị bản thân và quản trị tổ chức) vốn được đánh giá là cuốn sách về quản trị có ảnh hưởng bậc nhất Thế kỷ 20 và là một trong 10 cuốn sách quản trị có ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

Mơ ước của hầu hết mọi người trong đời là trở thành một con người thành công và hạnh phúc bằng chính tài năng và đạo đức của mình. Ở bình diện tổ chức hay các quốc gia cũng vậy. Một tổ chức hay quốc gia càng có nhiều người hướng đến thành công bằng tài năng và đạo đức, tổ chức hay quốc gia đó càng có cơ hội phát triển thịnh vượng và văn minh. Tài năng và đạo đức đã trở thành những phẩm chất được tìm kiếm và tôn vinh hàng đầu trong mọi xã hội và mọi thời đại, và chúng có một mối liên quan chặt chẽ với hiệu quả và hiệu quả bền vững. Cần có tài năng thì mới tạo ra được hiệu quả, cần có đạo đức thì mới tạo ra được hiệu quả bền vững. Và ngược lại, không ai có thể được xem là tài năng nếu không tạo ra hiệu quả, cũng như không ai có thể được coi là có đạo đức nếu như việc tạo ra hiệu quả đó chỉ là nhất thời chứ không mang tính bền vững, bởi lẽ, để tạo ra hiệu quả bền vững thì luôn phải dựa trên nền tảng đạo đức. Vì thế, câu trả lời về “hiệu quả” cũng chính là “lời đáp” cho câu chuyện về tài năng và đạo đức mà nhiều người tìm kiếm, mà lại là một “lời đáp” được đúc kết bằng việc chuyển hóa một hệ thống giá trị ở bên trong để hình thành bản tính thành công bền vững của con người, chứ hoàn toàn không phải là những chiêu trò hay thủ thuật ở bên ngoài.

Stephen Covey từng nói rằng, ông không phát minh hay tạo ra mà được đưa ra dựa trên những giá trị phổ quát và những nguyên tắc trường tồn của nhân loại. Chính trong thái độ khiêm nhường đó, ta nhận ra tầm vóc của ông. Vì ông đã tạo ra một cầu nối giữa chúng ta với những tri thức tinh hoa của nhân loại về làm người, về giá trị sống, và nhất là về tính hiệu quả. Thường những tri thức này không phải là thứ dễ tiếp cận, dễ tiếp thu với đại chúng, nhưng bằng việc sắp xếp và tổng hợp chúng trong một hình hài có tính hệ thống và tính ứng dụng cao, ông đã góp phần đưa những tinh hoa tri thức đó đến với công chúng dễ dàng hơn. Và cũng bởi được xây dựng dựa trên những gì phổ quát và trường tồn nên “7 Habits” mới trở thành một nền văn hóa vượt không gian, vượt thời gian, dành cho tất cả mọi người, mọi tổ chức và mọi xứ sở. Bất kỳ ai cài đặt nền văn hóa “7 habits” này vào và sống hàng ngày với nền văn hóa đó, thì dù là một tổng thống, một doanh nhân, một quản lý hay một đầu bếp, một nhân viên cũng sẽ trở nên hiệu quả hơn hẳn.

3. LÃNH ĐẠO THEO NGUYÊN TẮC - Stephen R Covey

Lãnh Đạo Theo Nguyên Tắc

Quyển sách Lãnh Đạo Theo Nguyên Tắc (Principle-Centered Leadership) sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề nan giải sau đây:

1. Làm cách nào để tạo ra, duy trì được sự cân bằng mới giữa công việc và gia đình, giữa chuyên môn và cuộc sống, khi ta luôn bị vây quanh bởi áp lực và khủng hoảng?

2. Làm cách nào để giải phóng sự sáng tạo, tài năng và năng lượng của đại đa số lực lượng lao động?

3. Làm cách nào để tạo ra tinh thần đội nhóm và sự hài hòa giữa những con người và những phòng ban?

4. Làm cách nào chúng ta có thể nhận ra rằng nên lựa chọn quản trị theo cách quản trị "cứng rắn", hay quản trị "mềm mỏng"?

5. Làm cách nào có được một nền văn hóa được đặc trưng bởi sự thay đổi, linh hoạt, và cải thiện liên tục mà vẫn duy trì được tính ổn định và an toàn?

6. Làm cách nào để con người và văn hóa song hành cùng với chiến lược?

7. Làm cách nào để tất cả mọi người ở mọi cấp độ của tố chức đều nhập tâm vào những nguyên lý chất lượng toàn diện và sự cải thiện liên tục?

8. Làm cách nào tạo ra một tập thể bù đắp hỗ trợ cho nhau, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, khi mà giá trị của sự đa dạng và tính đa nguyên còn quá ít ỏi?

9. Làm cách nào để biến một tuyên ngôn sứ mệnh thành một "hiến pháp"?

10. Làm cách nào duy trì kiểm soát mà vẫn cho mọi người sự tự do và tự quyết mà họ cần để hoàn thành hiệu quả công việc?

Xem thêm

Đặt hàng nhanh