0
Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm nào.

Bộ sách về Sài Gòn - Chợ Lớn của Nguyễn Đức Hiệp

  • Giá bán: 712,000 ₫
-
+
Mua ngay Thêm vào giỏ

Tư vấn mua hàng

  • Nhà xuất bản: Văn Hóa - Văn Nghệ TP.HCM
  • Kích thước: 16x24cm
  • Cân nặng: 1000g
  • Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp
  • Số trang: 1300

BỘ SÁCH SÀI GÒN CHỢ LỚN VÀ NAM KỲ QUA NHỮNG TƯ LIỆU QUÝ

1. Sài Gòn Chợ Lớn Qua Những Tư Liệu Quý Trước 1945

Là người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường và bảo tồn di sản văn hóa, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hiệp đã tập hợp nguồn tư liệu nghiên cứu phong phú của cá nhân để hoàn thành công trình biên khảo SÀI GÒN - CHỢ LỚN QUA NHỮNG TƯ LIỆU QUÝ TRƯỚC 1945. Trong ấn phẩm này, độc giả sẽ được tiếp cận với những tài liệu có giá trị gồm tư liệu thành văn, tư liệu hình ảnh, bản đồ... của nhiều tác giả, đặc biệt là tư liệu của người phương Tây đã từng thăm viếng và sinh sống ở Sài Gòn - Chợ Lớn xưa, kết hợp với những tư liệu điền dã mà tác giả Nguyễn Đức Hiệp đã khảo sát trực tiếp đối với những di tích còn lại hiện nay, để phác họa nên những đường nét cơ bản của một Sài Gòn - Chợ Lớn xưa sinh động, quyến rũ, nơi từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”.

2. Sài Gòn - Chợ Lớn, Thể Thao Và Báo Chí Trước 1945

Sài Gòn có một lịch sử thể thao lâu dài và phong phú từ đua xe đạp, đua ngựa, đá banh, quần vợt, quyền anh… Người Sài Gòn đã tạo ra các hội thể thao từ thưở ban đầu trước nhất trong nước và đã để lại dấu ấn qua các đội banh nổi tiếng như Ngôi sao Gia Định, và các tay quần vợt không những có tiếng tăm khắp Đông Dương, Đông Nam Á mà còn trên thế giới, qua sự tham dự các giải Grand Slam trong thập niên 1920 và 1930, được coi là thời kỳ vàng son của lịch sử thể thao của Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung.

Quyển sách này một phần kể các câu chuyện về đội bóng lừng danh Ngôi sao Gia Định, về các anh Nguyễn Văn Chim, Huỳnh Văn Giao, Lê Thành Các… và một số bộ môn thể thao của Sài Gòn - Chợ Lớn giai đoạn đầu; cùng với tiến trình lịch sử báo chí qua một số tờ báo và các sự kiện mà tác giả đánh giá là đáng ghi nhớ trong lãnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và thể thao từ cuối thế kỷ XIX cho đến năm 1945.

3. Sài Gòn – Chợ Lớn Nửa Cuối Thế Kỷ XIX

Tác phẩm "Sài Gòn – Chợ Lớn nửa cuối thế kỷ XIX" của tác giả Nguyễn Đức Hiệp trình bày một số sự kiện trong lãnh vực kinh tế, xã hội từ năm 1861 lúc người Pháp chiếm được Sài Gòn cho đến những năm cuối thế kỷ XIX. Trong tập sách này, tác giả đã dùng một số tư liệu mới trong giai đoạn 1859 – 1875 được cung cấp bởi các nhân chứng người Pháp, Việt và Anh đã trực tiếp tham gia hay gián tiếp chứng kiến các sự kiện lịch sử trong giai đoạn trên.

Các tư liệu này do những nhân chứng tham gia vào sự kiện để lại nên có độ tin cậy cao, trong đó có tờ tuần báo Le Monde Illustré. Le Monde Illustré là tờ tuần báo nổi tiếng thu hút nhiều độc giả ở Pháp, đã gây sự chú ý, gợi lên sự tò mò muốn hiểu biết về các sự kiện xảy ra ở những vùng địa lý xa xôi lý thú trên thế giới, có văn hóa, phong tục khác với những gì mà họ biết ở Âu châu.

4. Sài Gòn - Chợ Lớn, Ký Ức Đô Thị Và Con Người

Hơn ba trăm năm hình thành và phát triển với hơn một trăm năm được đô thị hóa theo hướng hiện đại, đô thị Sài Gòn – Chợ Lớn đã để lại những dấu ấn đặc sắc về cảnh quan kiến trúc và đời sống văn hóa. Đó là quá trình xây dựng và những đổi thay dọc theo các tuyến đường ở trung tâm thành phố như: Catinat (nay là Đồng Khởi), Charner (nay là Nguyễn Huệ), Bonard (nay là Lê Lợi), hay về một địa điểm quen thuộc như trung tâm thương mại (sau là Thương xá Tax)…

Như tất cả các đô thị lớn ở nhiều nước trên thế giới, Sài Gòn – Chợ Lớn đã trải qua nhiều thay đổi, các thay đổi này lớn hay nhỏ tùy từng thời kỳ, nhưng tinh thần của thành phố do con người đúc kết từ lúc hình thành đến ngày nay vẫn còn nét đặc trưng không thay đổi, cởi mở, rộng lượng, chấp nhận có sự khác nhau, đón nhận đa dạng, đa văn hóa của vùng đất mới. Đó là một căn cước, đặc trưng đáng hãnh diện của thành phố này.

5. Sài Gòn và Nam Kỳ trong thời kỳ canh tân 1875 - 1925

Sau khi chiếm được Sài Gòn và Nam kỳ làm thuộc địa, người Pháp nhanh chóng thiết lập và củng cố hệ thống hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát huy thương mại ở mảnh đất phì nhiêu và thuận lợi cho giao thông kinh tế, nằm giữa đường hàng hải nối Singapore và Đông Á (Hong Kong, Trung Hoa và Nhật Bản). Theo sắc lệnh ngày 4 tháng 4 năm 1867, đề đốc de la Grandière thiết lập một Ủy ban thành phố gồm một ủy viên thành phố và 12 nghị viên. Nhiệm vụ của Ủy ban thành phố này cũng giống như Hội đồng Thành phố sau này (12). Đến năm 1869, đề đốc Ohier muốn dân thành phố có tiếng nói nên ra sắc lệnh ngày 8/7/1869 với tên chính thức là Hội đồng Thành phố và 13 nghị viên trong đó 7 là do dân bầu và 6 do Thống đốc chỉ định, ông Turc, y sĩ hải quân, là thị trưởng đầu tiên.

Từ chỗ đứng này trên bán đảo Đông Dương, với Sài Gòn là thủ phủ, chính quyền Pháp bắt đầu để ý đến Cam Bốt và vùng sông Mê Kông với mục đích làm chủ sông Mê Kông từ hạ nguồn lên đến thượng nguồn để đi đến thị trường Trung Hoa rộng lớn, giấc mơ của bao nhiêu công ty, nhà thương mại của các nước Tây phương.

Cuốn sách này viết về giai đoạn từ năm 1875 đến 1925, tức là sau hòa ước Giáp Tuất (1874) qua đó triều đình Huế nhượng 6 tỉnh Nam kỳ cho Pháp làm thuộc địa cho đến 1925 khi phong trào Duy Tân ở giai đoạn cuối với đám tang của Phan Châu Trinh năm 1926 ở Sài Gòn. Giai doạn này có thể coi là giai đoạn canh tân thức tỉnh của người Việt. Quyển sách này là tiếp nối của quyển sách "Sài Gòn - Chợ Lớn nửa cuối thế kỷ XIX"

Xem thêm

Đặt hàng nhanh