0
Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm nào.

Giáo Dục Miền Nam Việt Nam Dưới Thời Chính Quyền Sài Gòn + Nhật Bản Tư Tưởng Sử (2 quyển)

  • Giá bìa: 640,000 ₫
  • Giá bán: 448,000 ₫
  • Tiết kiệm: 192,000 ₫-30%
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN - ĐẶT MUA NGAY
-
+
Mua ngay Thêm vào giỏ

Tư vấn mua hàng

  • Nhà xuất bản:
  • Kích thước: 16x24cm
  • Cân nặng: 2000g
  • Tác giả:
  • Số trang:

GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM DƯỚI THỜI CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN 
Đây là Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Kim Dung đạt giải nhất Giải thưởng sử học Phạm Thận Duật lần thứ 22 năm 2021

Giáo dục Miền nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn là một thực thể lịch sử tồn tại cách ngày nay hơn nửa thể kỷ, một khoảng thời gian vừa đủ để nhận thức tương đối khách quan về một đối tượng lịch sử. Một mặt nền giáo dục giai đoạn này được xem như sản phẩm của chế độ cũ, của “ngụy quyền Sài Gòn”. Nhưng trên một phương diện khác có thể thấy chính hệ thống giáo dục ấy đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh, sinh viên trong đó có trí thức tinh hoa trên nhiểu lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, công nghệ và khoa học xã hội,…nhiều trong số đó đã thành danh, góp phần xây dựng, phát triển và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Nền giáo dục miền Nam Việt Nam thời chính quyền Sài Gòn là một đề tài rất rộng lớn. Công trình nghiên cứu này chỉ tập trung vào phân tích nền giáo dục do chính quyền Sài Gòn kiểm soát, trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1975. Công trình nghiên cứu ba nội dung chính như sau: 

Thứ nhất, phân tích bối cảnh lịch sử, chỉ ra các nhân tố tác động đến sự hình thành, phát triển của nền giáo dục miền Nam thời chính quyền Sài Gòn; 

Thứ hai, trình bày thực trạng nền giáo dục ở ba cấp học là tiểu học, trung học và đại học. Tại mỗi cấp học, nghiên cứu đi sâu vào ba vấn đề căn bản là nhà trường, giáo chức và học sinh, sinh viên, từ đó chỉ ra những đặc điểm nổi bật của hệ thống giáo dục và các yêu cầu cần phải khắc phục; 

Thứ ba, khái quát hệ thống các giải pháp của chính quyền Sài Gòn từ việc xây dựng tôn chỉ, mục tiêu giáo dục, tổ chức bộ máy trung ương quản lý giáo dục, chính sách giải quyết thực trạng nền giáo dục trong từng giai đoạn đến tiến hành cải tổ giáo dục toàn diện. Trên cơ sở đó, công trình đánh giá quá trình chuyển biến nền giáo dục miền Nam từ hệ thống chịu ảnh hưởng mô hình giáo dục Pháp sang hệ thống chịu ảnh hưởng mô hình giáo dục Hoa Kỳ.

Điểm nổi bật của nghiên cứu này là nguồn tư liệu gốc phong phú và sử dụng phương pháp thống kê, định lượng để mô tả thực trạng và nhận định về nền giáo dục miền Nam. Các kết quả thống kê từ số liệu gốc rút ra từ tư liệu lưu trữ là bằng chứng cụ thể, chân thực, là cơ sở khoa học tin cậy cho việc lượng hóa và đưa ra những đánh giá khách quan về nền giáo dục miền Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này chứa đựng một lượng thông tin dồi dào, chân thực, khách quan về nền giáo dục miền Nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn. Đây là nền tảng quan trọng cho việc tiếp tục thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu về từng khía cạnh cụ thể của nền giáo dục này.

Cuốn sách “Giáo dục Miền nam Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn” tái hiện lại một giai đoạn lịch sử. Ngoài lời giới thiệu, lời nói đầu, dẫn nhập, kết luận và phụ lục, gồm có 3 chương:

Chương 1: Bối cảnh tác động đến giáo dục Miền nam VN (1954 – 19750).
Chương 2: Thực trạng hệ thống giáo dục MNVN dưới thời chính quyền Sài Gòn
Chương 3: Giải pháp của chính quyền Sài Gòn

--------------
Tác giả: Nguyễn Kim Dung
Loại bìa: Bìa cứng
Khổ sách: 16x24cm
Số trang: 432 trang
Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội

 

Nhật Bản Tư Tưởng Sử


“Lịch sử tư tưởng Nhật Bản xây dựng trên một quá trình dung hòa văn hóa cũ và mới. Kể ra, văn hóa cố hữu của Nhật Bản là văn hóa cố hữu của Nhật Bản, văn hóa Trung Quốc là của riêng Trung Quốc, và văn hóa Âu châu là chỉ phù hợp với nếp sống của người da trắng, nếu phân tách ra ba chân trời cả biệt thì quả là ba màu sắc đầy mâu thuẫn. Ấy vậy mà, khi văn hóa Trung Quốc và Âu châu du nhập vào đến quần đảo để tiếp với những cái gì là cố hữu của Nhật Bản thì mâu thuẫn lại chuyển thành dung hòa, không còn có chỉ là ngang trái, hỗn tạp”.

(Trích “Phần Nhập đề”)

 

“Tình trạng xã hội cử liên tiếp bị mất thăng bằng, nghiệm ra là do cái học của Nhật Bản ta đã từ thời Minh Trị di lưu đến Chiêu Hòa hiện đại, vẫn chỉ hời hợt, phiến diện chứ không có bể sâu. Ta phải thành thực công nhận cái sở đoản của ta là ở cái học phiến diện này. Thế nên , điểm quan yếu bực nhất về mặt kiến quốc là toàn các giới quốc dân ta hãy đều chuẩn bị cho đầy đủ lấy “nhị trùng tư tưởng" , đón trước, trông sau để thoát cảnh người lún phải mượn cà kheo cho đượC cao bằng người".

--------------------

Tác giả: Ishi Da Kazu Yoshi
Dịch giả: Châm Vũ Nguyễn Văn Tần
Năm xuất bản: 2019
Nhà phát hành: Cửu Đức
Nhà xuất bản: Khoa học xã hội
Kích thước: 16 x 24cm
Hình thức bìa: Bìa cứng
Số trang: 594

Xem thêm

Đặt hàng nhanh