0
Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm nào.

Nhất Linh, Cha Tôi

  • Giá bán: 226,000 ₫
-
+
Mua ngay Thêm vào giỏ

Tư vấn mua hàng

  • Nhà xuất bản: Phụ nữ
  • Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
  • Cân nặng: 300g
  • Tác giả: Nguyễn Tường Thiết
  • Số trang: 290
  • Đơn vị phát hành: Phanbook

Nhất Linh, Cha Tôi

"Lần đầu tiên, độc giả trong nước được tiếp cận một tác phẩm đầy đủ, khá tín về những tháng năm đầy uẩn khúc của nhà văn Nhất Linh - Linh hồn của Tự Lực Văn Đoàn - và là chính trị gia thất chí Nguyễn Tường Tam trong những năm cuối đời. Những hồi ức chân thực, tao nhã và đầy khắc khoải viết về Nhất Linh và những người cùng thời được viết bởi người con út của Nhất Linh"
– Nhà văn Nguyễn Tường Thiết

Nhất Linh, cha tôi là một cuộc hành hương về cố quận tìm lại bức chân dung người cha bên dưới những xáo động thời cuộc. Ông lật tìm từng mảng ký ức tuổi thơ, những mảnh ghép về Nhất Linh trong ký ức của những người thân cận, bạn văn nghệ.

Nhất Linh là linh hồn của nhóm văn chương Tự lực văn đoàn, một nhà văn lớn với những tác phẩm nổi tiếng còn đến ngày nay. Cũng chính Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam đương thời còn là một nhà làm chính trị có tiếng. Bởi thế, cuộc đời phức tạp của Nhất Linh luôn là đề tài được nhiều người quan tâm.

Nhất Linh, cha tôi - cuốn sách đầu tay của người con út Nguyễn Tường Thiết được văn giới quan tâm cũng bởi lần đầu, những tư liệu, câu chuyện tương quan Nhất Linh với giới văn chương, chính khách, gia đình được kể chân thực, chi tiết và hấp dẫn.

Ngoài nội dung hồi ký đầy chất tư liệu, Nguyễn Tường Thiết còn khéo léo để bút pháp văn chương chuyển tải từ câu chuyện của một gia đình vượt thoát thành dữ liệu của hoàn cảnh đất nước.
Thiên hồi ký Nhất Linh, cha tôi vừa được ấn hành trong nước là dịp để công chúng được biết thêm một phần về cuộc đời của nhà văn lĩnh xướng Tự Lực Văn Đoàn và cũng là nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Tường Tam từ cái nhìn của người con út Nguyễn Tường Thiết.

Cái chết của Nhất Linh vào ngày 7.7.1963 từng làm chấn động dư luận bấy giờ, gây ấn tượng mạnh cho nhiều người Sài Gòn cố cựu đến mức có nhận định cho rằng mãi đến năm 2001 với đám tang của Trịnh Công Sơn, Sài Gòn mới lại có một đám tang đông như đám tang Nhất Linh.

Trong cơn biến động của thời cuộc bấy giờ, với vị thế một nhà hoạt động cách mạng, Nhất Linh Nguyễn Tường Tam tỏ rõ bản lĩnh của mình khi quyết định tự sát ngay trước ngày phải ra tòa để chịu nhận quy buộc “tội phản quốc”. Ông chủ động chuẩn bị cho cái chết của mình, tìm cách “qua mặt” hai người con trai, uống thuốc độc tự tử ngay tại nhà, để lại lời di bút đanh thép: “Đời tôi để lịch sử xử”.

Từ đó, biết bao giấy mực đã viết về Nguyễn Tường Tam với một bản lĩnh, một khí tiết kỳ đặc, cũng như ở Nhất Linh là những nét tài hoa độc đáo thâm thúy mà văn nghệ nước nhà không dễ gì gặp lại.

Nhất Linh, cha tôi có hai chương đầu được Nguyễn Tường Thiết – người con gần gũi và được Nhất Linh tin yêu hơn cả - tập trung nói về cha mình, từ chuyện ấn tượng đầu đời lúc lên mười mới lần đầu gặp bố, đến những biến động thời cuộc dẫn đến việc Nhất Linh vào Nam, rồi gắn bó cuộc đời với cao nguyên Đà Lạt, niềm đam mê lan rừng và thú vui thổi hắc tiêu tại ngôi nhà bên suối Đa Mê ở Finôm...

Xem thêm

Đặt hàng nhanh