0
Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm nào.

Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn + Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13

  • Giá bán: 367,000 ₫
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN TOÀN QUỐC
-
+
Mua ngay Thêm vào giỏ

Tư vấn mua hàng

  • Nhà xuất bản: Hồng Đức - Tổng hợp TP.HCM
  • Kích thước: 15x23cm
  • Cân nặng: 1000g
  • Tác giả: George Dutton, Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm
  • Số trang: 770
  • Đơn vị phát hành: DT Books
  • Loại bìa: Bìa mềm

CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÀ TÂY SƠN + CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC NGUYÊN MÔNG THẾ KỶ 13
BỘ SỬ VIỆT XUẤT SẮC PHẢI ĐỌC ĐỂ HIỂU HƠN VỀ LỊCH SỬ NƯỚC NHÀ

1. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC NGUYÊN MÔNG THẾ KỶ 13 – Tác giả: Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm

Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ 13 được các học giả Hoàng Xuân Hãn, Hoài Thanh khen ngợi và Nguyễn Vinh Phúc coi là “một kiệt tác sử học”. Sách đã xuất bản rất lâu (xuất bản năm 1968), nay mới trở lại với diện mạo mới.

Toàn bộ các nguồn sử liệu về cuộc chiến Nguyên Mông thế kỷ XIII này rất ít, nếu không nói là hiếm hoi. Muốn nghiên cứu cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam thế kỷ XIII, phải dựa vào hai nguồn sử liệu chủ yếu: sử liệu Việt Nam và sử liệu Trung Quốc. Nhưng cả hai nguồn sử liệu này đều kém phong phú.

Dẫu vậy, qua công sức sưu tầm, nghiên cứu, cuối cùng tác giả cũng cho ra đời tác phẩm “Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII”. Nêu đầy đủ các chi tiết về ba trận đánh tiêu biểu với quân xâm lược Nguyên Mông. Đọc tác phẩm chúng ta dễ dàng thấy được tình hình đất nước lúc bây giờ và nguyên nhân vì đâu dẫn đến những cuộc chiến tranh đó.

Đời sống nhân dân dưới thời nhà Lý quá cực khổ đã dẫn đến chính biến cướp ngôi của nhà Trần, với những gì nhà Trần xây dựng đã trở thành miếng mồi béo bở cho ngoại xâm dòm ngó. Các cuộc xâm lược diễn ra như điều tất yếu. Giai cấp phong kiến đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này khi đã đoàn kết dân chúng và quân đội thành một khối vững chắc, tựa vai nhau trong các cuộc chiến đấu oanh liệt.Cuộc chiến tranh chống xâm lược Nguyên Mông là một cuộc chiến tranh chính nghĩa và đồng thời là một cuộc chiến tranh tự vệ. Vì vậy, nó có những nét khác biệt với những cuộc chiến tranh giải phóng đất nước và mang một phương châm là “đánh lâu dài”. Với những cuộc chiến lâu dài này sẽ mang đến những tổn thất lớn lao đất nước, tuy nhiên cũng thể hiện được ý chí, tinh thần yêu nước của người dân, không bao giờ lùi bước trước quân thù.

Và trong cuộc kháng chiến thần thánh hơn bảy trăm năm trước ấy, dân tộc Việt Nam đã quật ngã bọn xâm lược Mông Cổ, một kẻ thù mạnh và tàn bạo nhất trên thế giới lúc bấy giờ, bảo vệ đất nước vững chắc. Mặc dù sau này, Việt Nam phải trải qua nhiều trận chiến khác, nhưng chính tinh thần chiến đấu bất khuất, tài thao binh của các tướng đời trước đã tạo nên truyền thống anh dũng cho chính dân tộc Việt Nam, để đối đầu với những cuộc chiến sau này.

2. CUỘC NỔI DẬY CỦA NHÀ TÂY SƠN – TÁC GIẢ GIÁO SƯ SỬ HỌC NGƯỜI MỸ GEORGE DUTTON 

Trong lịch sử Việt Nam, có lẽ cuộc nội chiến giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn là sự kiện đưa đến nhiều dị biệt nhất về mặt quan điểm hay nhận thức. Nổi bật nhất là quan điểm đưa ra cách nay hơn nửa thế kỷ, coi phong trào Tây Sơn như cuộc nổi dậy của giới nông dân bị áp bức, bóc lột, chống lại nhà Nguyễn thối nát và mang lại công bằng xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân. Sự lý tưởng hóa hầu như mọi hoạt động của phong trào Tây Sơn đã dẫn đến một số nhận định chủ quan về thực chất của phong trào này và cũng từ đó, nhiều sự thật lịch sử liên quan đến phong trào chưa được làm sáng tỏ. Gần đây, cuộc nội chiến kéo dài 30 năm từ đầu thập niên 1770 đến đầu thập niên 1800 được nhiều học giả, nhà nghiên cứu nước ngoài để tâm tìm hiểu, dựa vào nhiều nguồn tư liệu ở các văn khố nước ngoài, tiêu biểu là văn khố của Bộ Hải quân và Thuộc địa cũ và Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris (Pháp). Nhờ thế mà số dữ kiện được đưa ra về thời kỳ này phong phú hơn, nhiều sự thật lịch sử trước đây, vì lý do này hay lý do khác, còn mơ hồ, chưa thống nhất, nay được rõ ràng, dứt khoát hơn.

Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho chủ đề này là The Tây Sơn Uprising (Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn) của giáo sư sử học người Mỹ George Dutton mà bản dịch đang nằm trên tay quý bạn đọc. Tác giả là giáo sư bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa châu Á thuộc trường Đại học California tại Los Angeles (UCLA), Mỹ; từng giảng dạy môn lịch sử Việt Nam cận và hiện đại, đồng thời là tác giả nhiều sách viết về xã hội Việt Nam các thế kỷ XVIII, XIX và XX. Riêng tác phẩm The Tây Sơn Uprising được trường Đại học Hawaii xuất bản năm 2006 là một công trình nghiên cứu quan trọng của Dutton về phong trào Tây Sơn những năm 1771-1802, trong khuôn khổ một cuộc nội chiến ác liệt và dằng dai kéo dài hơn 30 năm, với những di chứng còn tồn tại đến thế kỷ XIX. Dutton đã dành phần lớn tác phẩm này để bàn về mối quan hệ giữa nhà Tây Sơn với các thành phần xã hội phức tạp lúc bấy giờ, gồm có giới nông dân, người châu Âu tại Đại Việt, các sắc tộc thiểu số như người Hoa, người Chăm, người Khmer, đồng bào Thượng trên cao nguyên và cả những thành phần cư dân mà tác giả gọi là “những kẻ sống bên lề xã hội”. Ở mỗi chủ đề, tác giả đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu bằng các ngôn ngữ khác nhau để lý giải vấn đề, chủ yếu nhằm làm sáng tỏ nhiều chi tiết lịch sử còn thiếu sót hay mơ hồ.

Xem thêm

Đặt hàng nhanh