0
Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm nào.

Diệu nghĩa Kinh Lăng Già

  • Giá bán: 215,000 ₫
-
+
Mua ngay Thêm vào giỏ

Tư vấn mua hàng

  • Nhà xuất bản: Hồng Đức
  • Kích thước: 16 x 24 cm
  • Cân nặng: 800g
  • Tác giả: D. T. Suzuki
  • Số trang: 460
  • Loại bìa: Bìa mềm

Diệu Nghĩa Kinh Lăng Già

Lăng Già A Bạt Đà La Bảo kinh là sở thuyết của chư Phật đời trước, vi diệu đệ nhất, chân thật liễu nghĩa. Cho nên mới gọi là Phật ngữ tâm phẩm. Tổ sư Đạt Ma trao cho Nhị Tổ, nói: “Ta thấy trong tất cả kinh sách ở miền Chấn Đán, chỉ có kinh Lăng Già bốn quyền này có thể dùng để ấn tâm, Tổ Tổ tương truyền, lấy làm tâm pháp".

Như cuốn Nạn Kinh của nghề thuốc, mỗi câu đều là lý, mỗi chữ đều là pháp. Bậc đạt đạo đời sau đều cho là thần diệu mà làm sáng tỏ đạo lý, như mâm tròn chứa hạt châu, như hạt châu chạy quanh trong mâm tròn, chẳng có gì là không trọn vẹn. Còn như có người đưa ra ý mới, cho rằng nền cựu học là đồ vô dụng đáng bỏ đi, nếu đó không phải là hạng ngu xuân vô trí thì là kẻ cuồng vọng vậy. Gần đây, những kẻ theo học, người nào cũng tôn sùng riêng thầy mình, nhằm điều giản tiện. Hễ được một câu kinh một bài kệ, đã tự cho là liêu chứng. Cho đến hạng đàn bà con nít cũng vỗ tay mà cười nói, đua nhau luận đàm Thiền duyệt. Kẻ cao thì vì danh, kẻ thấp thì vì lợi. Cái dư ba mạt lưu đó, không nơi nào là không chảy tới, mà Phật pháp suy vi vậy. Cũng như thầy thuốc trong thôn xóm, chẳng theo kinh luận, cứ cho thẳng các bài thuốc để chữa bệnh, cũng có khi đúng bệnh. Chứ đến lúc gặp cơn bệnh ngặt nghèo, sống chết lửng lơ thì làm sao có thể bàn luận cùng các bậc hiểu kinh học cổ cho được.

Thế nhân chỉ thấy họ có một điểm thành công bèn cho là họ giỏi hơn cổ nhân, nhân đó nói rằng không cần học Nạn Kinh cũng được, há chẳng sai lầm lắm ru?

Kinh Lăng Già ý nghĩa sâu xa u áo, văn tự súc tích mà cổ kinh (văn tự giản cổ). Người đọc khó lòng chấm câu cho đúng, còn nói gì đến chuyện bỏ văn để được nghĩa, quên nghĩa để ngộ tâm ư? Vì thế cho nên mới vắng lặng trên cõi đời, hầu như bỏ phế mà còn rất ít vậy.

Thái tử Thái bảo là Lạc Toàn tiên sinh Trương Đạo An, dùng quảng đại tâm mà được thanh tĩnh giác. Năm Khánh Lịch, ông thường đến Từ Châu, tới một tăng xá, tình cờ thấy được kinh này, cầm vào tay mà trong lòng mơ màng như tìm lại được vật xưa. Trang kinh chưa lật mà túc chướng đều tan. Xem kỹ nét chữ, bút tích hãy còn như mới, bao nhiêu vui buồn đều dứt bặt. Nhân đó mà được ngộ nhập, thường lấy bốn bài kệ ở đầu kinh để phát minh điều tâm yếu.

Thức chơi ở cửa nhà ông được ba mươi năm. Tháng hai năm nay đi qua Nam Đô, gặp ông ở nhà riêng. Lúc đó ông đã bảy mươi chín tuổi, bao huyễn diệt đều dứt tận, huệ quang hồn nhiên sáng rỡ, mà Thức cũng đã trải qua ưu tư hoạn nạn quá nhiều, trăm ý nghĩ đã thành tro nguội, ông cho là có thể dạy được, nên trao cho kinh này. Ông lại đem tiền ba ngàn vạn lượng cho in kinh này để phố biến khắp vùng Giang, Hoài. Kim Sơn trưởng lão là Phật Ấn đại sư Liễu Nguyên nói rằng: “In kinh cho lưu hành cũng có lúc hết, viết để khắc thì vô tận." Thức bèn viết lại, Liễu Nguyên sai thị giả là Hiểu Cơ đến vùng Tiền Đường tim thợ giỏi để khắc bản in, lấy đó làm bản Kim Sơn thường trụ.

Nguyên Phong thứ tám, ngày mồng chín tháng chín

Xem thêm

Đặt hàng nhanh