Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam
Trong kho tàng văn học Việt Nam, tục ngữ, ca dao và dân ca là những viên ngọc quý nhất. Nó quý ở chỗ trong quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ xưa đến nay, nó luôn luôn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tiếng nói của dân tộc, phản ánh sinh hoạt của nhân dân, biểu hiện những nhận xét, những ý nghi của nhân dân trong cuộc đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội, xây dựng đất nước…
Tục ngữ, ca dao và dân ca của ta có những câu bốn chữ, sáu chữ, bảy chữ, tám chữ hay có những câu dài hơn, đều rất phong phú về cách gieo vần, nên nó đã làm “khuôn vàng thước ngọc” cho nhiều thi nhân trong sáng tác…
Mấy khi rồng gặp mây đây,
Để rồng than thở với mây vài lời.
Nữa mai rồng ngược mây xuôi,
Biết bao giờ lại nối lời rồng mây!
(Vũ Ngọc Phan)
---------
Những ai quan tâm đến văn học nói chung và văn học dân gian nói riêng đều biết đến Vũ Ngọc Phan và những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà. Là nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, ông sinh ngày 8 tháng 9 năm 1902, mất ngày 14 tháng 6 năm 1987, xuất thân trong một gia đình nho giáo lâu đời, thuở nhỏ ông học chữ Hán rồi chuyển qua chữ Pháp. Năm 1929 ông đỗ bằng Tú tài Pháp và bắt đầu chặng đường hoạt động văn học không ngừng nghỉ gần 60 năm và để lại nhiều tác phẩm có giá trị cao. Nổi bật là các tác phẩm: Nhà văn hiện đại (4 tập, 1942 – 1945), Truyện cổ tích Việt Nam (1955), Tục ngữ cao dao dân ca Việt Nam (1956, tái bản nhiều lần), Những năm tháng ấy (hồi ký, 1987)…
Tập sách Tục Ngữ Ca Dao Dân Ca Việt Nam này là một tác phẩm có giá trị sâu sắc nhiều mặt, được tái bản nhiều lần. Công trình này là kết quả của nhiều năm nghiên cứu, tập hợp được khá nhiều tinh hoa tục ngữ, ca dao, dân ca của các cộng đồng các dân tộc Việt Nam.