0
Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm nào.

3 quyển sách hiểu thêm về lịch sử Việt Nam

  • Giá bán: 378,000 ₫
-
+
Mua ngay Thêm vào giỏ

Tư vấn mua hàng

  • Nhà xuất bản: Văn Hóa - Văn Nghệ TP.HCM
  • Kích thước: 16x24cm
  • Cân nặng: 1000g
  • Tác giả: Cao Tự Thanh, Nguyễn Duy Chính
  • Số trang: 1200

1. Lịch sử Việt Nam qua chính sử Trung Hoa

Việc tìm hiểu lịch sử Việt Nam có một tầm qua trọng không cần phải bàn cãi, tuy nhiên từ một cái nhìn trực quan vẫn có thể nói rằng thư tịch lịch sử thời phong kiến hiện vẫn còn nhiều khoảng trống đáng nghi ngại. Chỉ nói riêng việc phản ảnh lịch sử Việt Nam trước thế kỷ XX thì hai bộ thông sử lớn của Việt Nam là Đại Việt Sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục về cơ bản cũng không đáp ứng được yêu cầu trước hết về mặt tư liệu. Trong khi đó, thư tịch của một quốc gia láng giềng lâu đời là Trung Quốc chỉ nói trong phạm vi các bộ chính sử truyền thống cũng có không ít ghi chép về lịch sử Việt Nam trước thế kỷ XX. Nếu thừa nhận việc thu thập sử liệu về Việt Nam từ nguồn thư tịch của nước ngoài trong hoàn cảnh thông tin và kỹ thuật hiện nay đã trở thành điều khả thi , thì việc tìm hiểu Lịch sử Việt Nam trong mười thế kỷ sau thời Bắc thuộc đến trước thời Pháp thuộc qua chính sử Trung Hoa lại càng là điều cấp thiết.

Cũng như trong nhiều thư tịch lịch sử, lịch sử Việt Nam trong chính sử Trung Hoa hàm chứa hai lịch sử: Lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong đó nổi bật là quan hệ giữa các chính quyền của hai nước và lịch sử nhận thức của các chính quyền mà đại diện là nhiều thế hệ sử gia Trung Quốc về lịch sử ấy. Nhìn từ góc độ tính mục đích, sử liệu về Việt Nam ở đây được thu thập, giới thiệu chủ yếu nhằm tổng kết lịch sử quan hệ với các chính quyền ở Việt Nam của từng triều đại, tuy nhiên để nhận thức quá trình tương tác thì phải xác nhận chủ thể đối tác, nên việc tổng kết lịch sử bang giao với Việt Nam không thể tách rời việc giới thiệu lịch sử hình thành và hoạt động của các chính quyền ở Việt Nam. Việc phản ánh lịch sử Việt Nam ở đây do đó là một kết quả tự nhiên mang yếu tố ngẫu nhiên nằm ngoài mục tiêu của những người biên soạn, nhưng chính nhờ vậy mà nó lại ít nhiều mang tính khách quan. Cho nên đối với việc tìm hiểu lịch sử Việt Nam, ghi chép trong các bộ Tống sử, Nguyên sử, Minh sử và Thanh sử cảo của Thanh sử quán thời Dân quốc mặc dù có không ít sai lầm thiếu sót vẫn là một hệ thống sử liệu bổ sung mang tính gợi mở. Trong ý nghĩa này, việc tìm hiểu nội dung và tính chất, đặc điểm và giá trị của hệ thống sử liệu ấy là vấn đề cần được đặt ra.

2. Việt - Thanh chiến dịch

Việt - Thanh Chiến Dịch là phần II trong một chuỗi biên khảo lịch sử bao gồm:

-  Quyển I: Bối cảnh lịch sử cuối thế kỷ XVIII

-  Quyển II: Việt-Thanh chiến dịch

-  Quyển III: Thanh - Việt nghị hòa: Tiến trình công nhận triều đại Quang Trung

-  Quyển IV: Phái đoàn Đại Việt và lễ Bát tuần khánh thọ của vua Cao Tông

-  Quyển V: Bang giao Thanh - Việt triều Quang Trung

-  Quyển VI: Bang giao Thanh - Việt triều Cảnh Thịnh

Tuy chỉ kéo dài khoảng 1/4 thế kỷ, nhưng giai đoạn này có những biến đổi mãnh liệt vượt qua ranh giới quốc gia hay chủng tộc. Chúng ta thấy có liên minh của vua Lê với các nhóm thiểu số vùng thượng du, của chúa Nguyễn với Xiêm La, Chân Lạp, người Lào vùng Trấn Ninh, Vạn Tượng và nhất là với các thế lực Âu châu. Chính lực lượng Tây Sơn cũng không phải là một sức mạnh thuần Việt mà có sự tiếp sức của người Thượng, người Hoa và nhiều nhóm người Chăm. Họ cũng có những tiếp xúc kỹ thuật, mua bán với Tây phương nhưng còn nhiều giới hạn. Sự can thiệp của Thanh đình tuy khuấy động những tập hợp đó trong một thời gian ngắn nhưng sau khi lớp băng mỏng thiên triều - phiên thuộc giữa Trung Hoa và Tây Sơn bị xóa mờ thì kết cấu khu vực trở lại như cũ, tranh chấp địa phương lại bùng nổ trước khi có thể ổn định, đồng nhất và chặt chẽ.

3. Thanh - Việt Nghị Hòa

Việc phong Vương cho vua Quang Trung là một tiến trình cam go không chỉ thu hẹp torng việc nhà Thanh chấp nhận một An Nam quốc vương mà còn là một cuộc đấu trí để đi đến "win-win solution" như lối nói ngày nay. Thành quả của đường lối ngoại giao này hoàn toàn không do đút lót cho Phúc An Khang như vài hàng trong sử triều Nguyễn đã chép.

"Trong tiến trình đàm phán, nhà Thanh đã dàn ra một vở kịch lớn để từ từ xóa đi nỗi nhục bại trận với nhiều tướng lãnh cao cấp tử thương. Vở kịch đó hoàn hảo đến nỗi nhiều sử gia Trung Hoa - cả đại lục lẫn Đài Loan - vẫn nhấn mạnh vào việc nước ta cầu hòa (mà họ gọi là khất hàng) được nhà Thanh chấp thuận mặc dù trên ngôn từ ngoại giao, cầu hòa không đồng nghĩa với khiếp nhược."

(Nguyễn Duy Chính)

Xem thêm

Đặt hàng nhanh