0
Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm nào.

Putin – Logic của quyền lực

  • Giá bán: 138,000 ₫
-
+
Mua ngay Thêm vào giỏ

Tư vấn mua hàng

  • Nhà xuất bản: Tổng hợp TP.HCM
  • Kích thước: 20.5 × 14.5 cm
  • Cân nặng: 200g
  • Tác giả: Hubert Seipel
  • Số trang: 384

Putin – một “Sa hoàng” mới. Putin – kẻ độc tài. Một trong 10 người giàu nhất thế giới (tài sản dao động từ 40 tỉ đến 200 tỉ đô la theo các ước tính khác nhau đăng trên tờ Time)? Sở hữu 20 dinh thự, 4 du thuyền, 58 máy bay và bộ sưu tập đồng hồ trị giá 400.000 bảng Anh (theo Telegraph)? Putin đứng sau cái chết của 10 người phê bình điện Kremlin (theo Uk.BusinessInsider)? Vì sao John McCain gọi Putin là kẻ giết người?… Dường như đến nay vẫn chưa hết những biệt danh và câu hỏi mà thế giới đặt ra cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Mà đâu chỉ thế giới. Trong nước Nga, Vladimir Putin cũng phải đối diện với những câu hỏi khó. Gần đây nhất là tại cuộc giao lưu trực tuyến thường niên với dân Nga, diễn ra vào 15-6-2017. Trên màn hình chạy những tin nhắn dân Nga gởi SMS tới mà không ít người cảm thấy “bất tiện” thay cho Tổng thống: “Chắc ông mệt rồi, ông có cần nghỉ không?”, “Chừng nào ngài mới cho [Thủ tướng] Medvedev, [Phó Thủ tướng thứ nhất] Chubais, [Bộ trưởng Tài chính] Kudrin, [Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại] Gref và những người khác nghỉ hưu? Ngài không mệt với họ sao?”, “[Phó thủ tướng] Rogozin kiếm việc làm cho con trai ông ta. Có thể ông ta cũng tìm được việc làm cho con trai tôi?”, “Putin, ông thật sự nghĩ là nhân dân tin cái gánh xiếc với những câu hỏi bịa đặt này à?”, “Khi nào thì ông mới thôi vi phạm quy định của Hiến pháp về việc làm tổng thống tối đa hai nhiệm kỳ?”…

Khi chúng tôi chuẩn bị biên dịch cuốn sách “Putin – Logic của quyền lực”, kênh truyền hình cáp Showtime (Hoa Kỳ) đã trình chiếu bộ phim tài liệu của đạo diễn Oliver Stone “Phỏng vấn Putin” (The Putin Interviews[1]) từ ngày 12 đến 15-6-2017. Được hỏi về mục đích thực hiện bộ phim, Oliver Stone nói ông muốn ngăn chặn việc tiếp tục xấu đi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga, và rằng “đối với Hoa Kỳ, việc quan trọng sống còn là cần phải học để hiểu quan điểm khác”. Lập luận của đạo diễn sở hữu ba giải Oscar đơn giản: “Putin là một trong những lãnh đạo uy tín nhất thế giới, và bởi vì Hoa Kỳ tuyên bố ông ta là kẻ thù, kẻ thù lớn, nên tôi nghĩ việc lắng nghe xem ông ta nói gì là điều rất quan trọng!”[2].

Bộ phim của Stone ra đời sau bộ phim tài liệu của truyền hình Đức “Tôi, Putin. Chân dung” 5 năm và sau cuốn sách của nhà báo Đức Hubert Seipel “Putin – trong hành lang quyền lực” (tên tiếng Đức của cuốn sách này) 2 năm, nhưng mục đích của đạo diễn người Mỹ Oliver Stone và nhà báo người Đức Hubert Seipel vô hình trung không khác nhau là mấy. Điều đó cho thấy, những cảnh báo của Hubert Seipel không phải là không có căn cứ, và nỗi lo của Oliver Stone không phải là thiếu cơ sở. Những con người uy tín trong lĩnh vực của mình đã làm điều họ cần làm: góp một tiếng nói, một góc nhìn về nước Nga không phải từ góc nhìn “chính thống”, nhưng không kém lý lẽ và thuyết phục.

Góc nhìn đó là gì?

Ngay đầu cuốn sách, thay cho lời tựa, Hubert Seipel đã dẫn lời bậc thầy tâm lý, nhà văn Nga nổi tiếng F. Dostoyevsky về sự tương phản trong góc nhìn thế giới giữa phương Tây và  Nga: “…đã đến lúc phải tỉnh táo lại. Và tất cả những điều này, tất cả những trò ngoại quốc này, tất cả châu Âu này của các ông chỉ tuyệt là ảo tưởng; và cả chúng ta nữa, khi ở ngoại quốc này, tất cả chúng ta cũng chỉ là ảo tưởng…”Không dễ để tiếp nhận nhau nếu không vượt qua những rào cản của dị biệt văn hóa và tâm lý. Mà muốn thế cần thiện chí. Dostoyevsky viết về sự sụp đổ ảo tưởng của người Nga về châu Âu trong “Chàng ngốc” từ năm 1868, đến nay đã hơn thế kỷ nhưng dường như vẫn còn tính thời sự.

Tờ Komsomolskaya Pravda – trong một cuộc tranh cãi liên quan thái độ của người Nga đối với Trung tâm kỷ niệm cố Tổng thống Boris Yeltsin ở Moskva, đã mở một chuyên mục đặc biệt. Họ mời người Nga kể lại đã sống thế nào vào thập niên 1990 – khi nước Nga bước vào con đường, mà Hubert Seipel gọi là “chủ nghĩa tư bản ăn thịt”. Theo dõi những tâm tình bạn đọc gởi tới hưởng ứng, người đọc có thể “cười ra nước mắt” trước sự sụp đổ ảo tưởng của dân Nga thời kỳ này. Dưới đây là ba trong số rất nhiều câu chuyện được những người Nga “sống sót qua thập niên 1990” gởi tới Komsomolskaya Pravda:

“Tôi nhớ mình đến chỗ bạn gái. Bạn gái tôi là phó tiến sĩ sử học, lúc đó đang bán tất ở cây số 7 đường Ovidiopolskaya [thành phố Odessa, nay thuộc Ukraine]. Bên phải cô là một trung tá về hưu bán dây giày và tấm lót chân. Còn bên trái là giáo viên vật lý của một trường đại học kỹ thuật bán đồ lót. Đang là mùa đông. Cả nhóm đang tranh cãi về lý thuyết siêu dây, rót từ một cái ấm ra thứ rượu Cô-nhắc đáng ngờ mà một triết gia nào đó ở đấy đã mua sỉ rồi về chiết ra chai đem bán. Giữa các gian hàng là những đống lửa được đốt lên để sưởi. Ở đó đã đập những nhịp trí thức lụi tàn của thành phố chúng tôi.

 (Tachiana  Travka)

Xem thêm

Đặt hàng nhanh