0
Giỏ hàng

Chưa có sản phẩm nào.

Văn minh Việt Nam + Đất lề quê thói + Hội hè lễ Tết của người Việt

  • Giá bán: 359,000 ₫
-
+
Mua ngay Thêm vào giỏ

Tư vấn mua hàng

  • Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
  • Kích thước: 15x24cm
  • Cân nặng: 1500g
  • Tác giả: Nhất Thanh, Nguyễn Văn Huyên
  • Số trang: 1120
  • Đơn vị phát hành: Nhã Nam

1. Văn minh Việt Nam

Bản thảo cuốn sách này được hoàn thành năm 1939 với tựa đề tiếng Pháp "La civilisation annamite", được xuất bản tại Hà Nội năm 1944, có thể được coi là phát ngôn của người Việt về văn hóa Việt Nam với cộng đồng thế giới. Công trình này được đặt viết theo nghị định ngày 23.4.1938 do Toàn quyền Đông Dương ký để dùng làm sách giáo khoa cho bộ môn văn hóa Việt Nam trong các trường trung học mới được thành lập. Cuối năm 2016, bản dịch tiếng Việt Văn minh Việt Nam được Nhã Nam tái bản. Đây là tác phẩm quan trọng bậc nhất trong tủ sách nghiên cứu về đất nước và con người Việt Nam, ra đời trong cùng bối cảnh với Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh. Văn minh Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên là một trong số ít nghiên cứu đặt vấn đề tiếp cận văn hóa Việt Nam một cách tổng thể. Đào Duy Anh và Nguyễn Văn Huyên, một người viết bằng tiếng Việt, một người diễn đạt bằng tiếng Pháp, là hai tác giả người Việt đầu tiên đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu mới nhất của cộng đồng khoa học quốc tế đương thời và sử dụng phương pháp khoa học phương Tây để nghiên cứu các hiện tượng văn hóa và xã hội Việt Nam.

Với kết cấu bao gồm 12 chương, tác phẩm sẽ cung cấp một lượng thông tin đồ sộ về con người, xã hội và văn hóa Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, những gì thuộc về bản sắc Việt Nam, được gọi là "tật xấu" hoặc "nét đẹp" trong văn hóa người Việt. Phần mở đầu, Nguyễn Văn Huyên trình bày về đất nước và lịch sử Việt Nam. Chương I với những thông tin nhân trắc học. Ba chương sau tác giả nghiên cứu tổ chức xã hội của người Việt từ gia đình đến làng xã và nhà nước. Ba chương tiếp là kiến trúc nhà ở của người Việt, các phương thức tập trung dân chúng ở nông thôn và thành thị, cũng như các hành vi ứng xử của người Việt đối với cơ thể, từ cách ăn cách mặc đến cách chăm sóc khi ốm đau hoặc làm đẹp. Bốn chương cuối, đề cập đến đời sống kinh tế, đời sống tôn giáo, cũng như đời sống tư tưởng, văn học và nghệ thuật.

Cuốn sách thật sự đã trải qua một hành trình dài để đến tay bạn đọc hôm nay. Chuyến đi thú vị đó hẳn sẽ chưa dừng lại…

2. Hội hè lễ Tết của người Việt

Hội Hè Lễ Tết Của Người Việt tập hợp những tiểu luận nghiên cứu của Nguyễn Văn Huyên về lễ-tết-hội, về tín ngưỡng, tâm thức tôn giáo của người Việt trong xã hội truyền thống. Viết bằng tiếng Pháp, những tiểu luận này, trước hết, là cách trò chuyện thú vị và hấp dẫn giữa một người trí thức bản địa với những độc giả, nhà nghiên cứu Pháp, những người cũng đang mong muốn và thậm chí, tham vọng tìm hiểu Việt Nam một cách kỹ càng. Thông qua cách trò chuyện mang tính hàn lâm đó, Nguyễn Văn Huyên còn tiến đến những vỡ lẽ nhận thức mà ngày nay chúng ta càng thấm thía hơn: chính sự đa dạng và khác biệt văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng mới thực sự làm nên giá trị bền vững chứ không phải là hơn - kém hay ít - nhiều.

Cuốn sách sẽ cho ta trở lại đắm mình trong không khí của Tết Nguyên đán, Tết Thanh Minh, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung thu…, cho ta hình dung rõ ràng và như được tham dự Lễ hội Phù Đổng. Những điều đặc biệt khác, như tục thờ cúng thần tiên, sự có mặt khắp chốn của thành hoàng làng, các húy kỵ sinh và tử, sự phong nhiêu của thần tiên gốc Việt…, cũng sẽ được tác giả mô tả, phân tích hết sức sinh động, tinh tế và khoa học.

Bởi luôn lắng nghe và suy tư về cỗi gốc dân tộc mình nên những trang viết của Nguyễn Văn Huyên, sau hơn bảy mươi năm, vẫn có thể mời gọi mọi độc giả Việt hôm nay cùng đọc lại, nghĩ suy và tiếp nối hành trình đối thoại, thông hiểu lẫn nhau. 

3. Đất lề quê thói - Phong tục Việt Nam

"Người Việt Nam là giống thông minh khôn ngoan, nhưng phải nói ngay rằng kẻ dại cũng lắm mà người ngu cũng nhiềười mình phần đông thường ranh vặt đến quỷ quyệt, hay sợ sệt ngờ vực, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi báng nhạo. Tâm địa nông nổi , hiếu danh, thích vui chơi, cờ bạc. Về đức tính thì cũng đủ cả cần cù, kiên nhẫn, cần cù, gan dạ, dũng cảm, khí khá

Làm người phải đắn phải đo

Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu"

Được viết vào những năm 60 của thế kỷ trước, ĐẤT LỀ QUÊ THÓI xứng đáng được xem nư là một bách khoa toàn thư thu nhỏ về văn hóa và phong tục cổ truyền Việt Nam. Qua từng trang sách, độc giả như được mời thả bước trong một bảo tàng dân tộc học mà tác giả là người hướng dẫn vừa tận tình, sâu sắc, vừa duyên dáng hóm hỉnh, để cùng trở về một không gian sống tuy gần gũi thân quen lại như đã thành quá khứ xa xôi tự thuở nào. Đâu chỉ là những câu chuyện về tâm tính người Việt, tục ma chay cưới hỏi, cúng giỗ cỗ bàn hay nguồn gốc những kiêng khem mê tíà cả một thế giới tinh thần Việt với những gìn giữ và thích nghi, thay đổi qua bao thế hệ , lạc hậu mà phong phú, và vẫn giàu thành kính được tái hiện đầy đủ trong ĐẤT LỀ QUÊ THÓI.

Có thờ có thiêng

Có kiêng có lành

Trong bối cảnh cuộc sống vật chất và các giá trị đã thay đổi quá nhanh, quá nhiều qua mấy chục năm qua, hơn bao giờ hết, tác phẩm của Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu càng cho thấy đất lề, quê thói vẫn ăn sâu vào tiềm thức người Việt, sâu hơn nhiều những gì ta tưởng.

Xem thêm

Đặt hàng nhanh